Tối ưu hóa trang B2B landing page để làm gì?
Trang B2B landing page có thể được cho là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa doanh nghiệp B2B của bạn và khách hàng B2B tiềm năng, là một phần quan trọng của công việc B2B marketing sau khi họ nhập từ khóa tìm kiếm và tìm thấy trang landing page của doanh nghiệp bạn.
Sau khi đã thành công trong việc thúc đẩy các khách hàng B2B tiềm năng truy cập trang B2B landing page của bạn, việc quan trọng còn lại là giữ chân họ và tăng sự tương tác, để biến họ thành các lead chất lượng và thu thập thêm thông tin hoặc điều hướng cho họ thực hiện các thao tác liên quan. Đây cũng là việc cần thiết để không lãng phí tiền nếu bạn chạy quảng cáo PPC cho trang B2B landing page của mình
Để làm được điều này, bạn cần có một trang landing page được tối ưu hóa một cách hiệu quả và mang lại trải nghiệm thuận lợi nhất cho người truy cập.
Làm sao để thực hiện công việc này? Mời bạn xem qua một số gợi ý về thủ thuật của chúng tôi.
1. Đơn giản hóa giao diện trang landing page
Trong thời buổi hiện tại, một trang landing page hiệu quả sẽ chứa đựng những thông tin đã chắc lọc và đề cập trực diện nhất cho khách truy cập, tất cả được thể hiện trên một giao diện gọn gàng, dễ nhìn với tốc độ tải nhanh
Chỉ một chút trở ngại cũng có thể gây cảm giác khó chịu cho khách truy cập, làm họ mất hứng với việc dành thời gian cho trang landing page của doanh nghiệp bạn và rời đi nhanh chóng.
Khách hàng B2B thường có xu hướng đọc lướt qua các thông tin. Họ biết thứ mình đang tìm kiếm và những thông tin liên quan mà họ cần. Một website với quá nhiều các nội dung chữ viết và đoạn văn bản không cần thiết sẽ làm khách truy cập dễ thấy chán nản và không hứng thú với việc tìm hiểu thêm về doanh nghiệp của bạn. Nắm được điều này, bạn nên bắt đầu với một thông điệp, một tiêu đề ngắn gọn và xúc tích. Những dòng chữ đầu tiên sẽ là thứ mà khách hàng B2B chú ý đến, vì hãy, vậy liệt kê những thông điệp mà bạn cần gửi gắm càng cụ thể càng tốt.
Thay vì sử dụng một đoạn văn bản, hãy tách các ý cần đề cập theo từng gạch đầu dòng theo cách ngắn gọn nhất có thể. Việc cần làm ở đây là hạn chế việc sử dụng quá nhiều từ ngữ để nói về một chủ đề. Bạn cần chắt lọc cũng thông tin chủ chốt như các giải pháp, dịch vụ, điểm mạnh và lợi ích để giữ sự quan tâm của khách hàng B2B.
2. Liệt kê cụ thể những lợi ích và điểm mạnh ở trọng tâm trang B2B landing page
Khi khách đã đặt chân đến trang B2B landing page của bạn, họ sẽ đặt ra những câu hỏi và các đánh giá sơ bộ về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ B2B mà phía bạn cung cấp.
Doanh nghiệp của bạn cần tạo ấn tượng ban đầu tốt không chỉ qua các thông tin thu hút, các hình ảnh đẹp mắt và phải xoáy vào trọng tâm và nhấn mạnh vào tính năng, lợi ích đặc biệt và cách mà sản phẩm sẽ trở thành giải pháp cho trở ngại của khách hàng B2B đang gặp phải.
Khách hàng B2B cần có niềm tin để đặt hy vọng vào sản phẩm của bạn. Sự thuyết phục từ nội dung hiển thị ở trên trang B2B landing page sẽ là nhân tố quyết định đến việc khách hàng có chấp nhận liên hệ hoặc để lại thông tin liên lạc cho doanh nghiệp của bạn hay không.
Câu từ call-to-action sẽ là mấu chốt trong việc để khách hàng B2B có quyết định liên hệ với phía bạn hay không. Bạn có thể áp dụng các đòn tâm lý để khách hàng tin chắc hơn về quyết định viếng thăm trang B2B landing page của bạn. Thay vì chỉ là “Liên hệ ngay với chúng tôi” hoặc “Tìm hiểu thêm”, bạn có thể thêm một chút tinh thần khích lệ vào các câu nói đó và biến chúng thành các câu cảm thán như là “Hãy bắt đầu đổi mới ngay hôm nay” hoặc “Tìm hiểu ngay cách tăng trưởng kinh doanh”.
3. Thể hiện yếu tố con người
Dẫu nội dung của B2B landing page của bạn sẽ đề cập nhiều đến các thông số và nội dung về sản phẩm và dịch vụ, đừng để từ ngữ và cách truyền đạt của bạn trở nên quá máy móc và thiếu yếu tố con người. Việc tương tác giữa khách hàng B2B và nội dung trên trang B2B landing page của bạn sẽ hiệu quả hơn nếu đó giống như một cuộc trao đổi giữa hai bên chứ không phải như một thông tư để họ tự đọc và tìm hiểu.
Việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm là dùng cụm từ “Chúng tôi” để nói về doanh nghiệp của mình thay vì chỉ xưng danh. Trong nội dung trên trang B2B landing page, nếu khách hàng có thể cảm nhận tổng thể doanh nghiệp như là một thực thể đang nói chuyện với họ thì bạn đã thành công trong việc rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng B2B và doanh nghiệp.
4. Thiết kế form thông tin dễ sử dụng cho trang B2B landing page
Sau tất cả các công đoạn thuyết phục khách hàng B2B, việc còn lại là đưa ra hướng để họ liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin liên hệ cho doanh nghiệp của bạn.
Form điền thông tin chính là cách chính thống để bạn nhận thông tin từ khách hàng B2B tiềm năng. Việc họ chấp nhận điền vào form thông tin chứng tỏ việc họ có quan tâm đến những gì mà doanh nghiệp của bạn đang cung ứng và từ đó họ sẽ trở thành một lead chất lượng cao, chính vì vậy, trang B2B landing page của bạn cần có một mẫu form tối ưu.
Thứ nhất, vị trí đặt form phải thuận lợi để khách hàng. Nếu trang B2B landing page của bạn chứa đựng thật nhiều thông tin hấp dẫn nhưng form điền thông tin lại lọt thỏm ở dưới đáy trang, bị che lấp bởi quá nhiều câu chữ ở trước phía thì có khả năng là khách hàng sẽ cảm thấy bất tiện và bớt hứng thú với việc để lại thông tin hơn.
Thứ hai, form thông tin của bạn phải có thiết kế giản đơn và tuyệt đối không đòi hỏi quá nhiều thông tin từ khách hàng. Do đây là một trong những bước đầu tiên trong việc tiếp cận khách hàng B2B, phía doanh nghiệp của bạn chỉ nên thu thập những thông tin cơ bản một cách nhanh chóng như:
- Tên khách hàng
- Tên công ty
- Số điện thoại
- Lời nhắn
Khách hàng ngày nay, đặc biệt là khách hàng B2B rất thông minh, họ biết giá trị của thông tin từ phía mình và sẽ không tùy tiện cho đi chúng, họ không sẵn sàng tiết lộ các thông tin có tính nhạy cảm từ phía họ mà sẽ chỉ trao đổi những điều này với những đối tác tin cậy. Sau khi tiếp nhận các thông tin cơ bản để làm việc với khách hàng B2B tiềm năng, đó là lúc để doanh nghiệp của bạn tìm hiểu thêm các thông tin liên quan và cần thiết khác.
5. Củng cố lòng tin bằng các minh chứng
Để tăng thêm uy tín và củng cố lòng tin của khách hàng B2B tiềm năng, bạn nên đề cập đến các minh chứng cho chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của bạn. Giấy chứng nhận, giải thưởng hoặc kể cả các nhận xét và đánh giá của của các khách hàng khác của bạn chính là những nhân tố “nói có sách, mách có chứng” để thu hút khách hàng B2B.
Bạn chắc hẳn cũng đã xem qua nhiều trang B2B của các doanh nghiệp khác mà có đề cập đến danh sách khách hàng của họ. Việc liệt kê tên tuổi của các đối tác của mình chính là cách để gián tiếp chứng minh cho sự đáng tin cậy của một doanh nghiệp vì rõ ràng là sản phẩm của họ phải có chất lượng ra sao thì mới thể tự hào hợp tác với các doanh nghiệp đối tác khác.
Đây là một cách vô cùng hiệu quả và chắc chắn sẽ đóng góp nhiều vào quyết định của khách hàng B2B tiềm năng. Họ chưa biết qua nhiều về doanh nghiệp của bạn nhưng họ có thể đã biết đến doanh nghiệp đối tác của bạn, từ đó dựa vào tên tuổi của các doanh nghiệp đối tác để đưa ra đánh giá sơ bộ cho doanh nghiệp của bạn.
Kết luận
Việc cân nhắc tối ưu hóa trong khâu thiết kế và xây dựng trang landing page ngay từ lúc bắt đầu là cách hiệu quả nhất để tạo số lượng lead chất lượng và thu hút các khách hàng tiềm B2B tiềm năng. Đừng ngần ngại trong việc tìm hiểu các thiết kế trang B2B landing page của các công ty khác và chắt lọc các ưu/nhược điểm và từ đó áp dụng vào lối thiết kế riêng của doanh nghiệp bạn.
Khi thu hút được sự quan tâm của khách hàng, bạn đã tiến bước gần đến vạch đích để chinh phục họ. Hãy tạo ấn tượng mạnh trong lần đầu tiên với trang B2B landing page của bạn!
Bạn đang cần tìm một digital agency uy tín, nhiều kinh nghiệm về online marketing cho sản phẩm hoặc dự án của mình? Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn!