vi

Cách thiết lập từ khóa tìm kiếm và các bước liên quan trong B2B Marketing

Từ khóa tìm kiếm quan trọng ra sao?

Khách hàng B2B cũng như bất kì ai khác, họ nhập các từ khóa tìm kiếm để khảo sát và tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ mà họ cần hoặc quan tâm đến. 

Trong thời đại công nghệ ngày nay, chỉ một cụm từ khóa tìm kiếm cũng có thể trả vô vàn kết quả liên quan, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản địa lý để giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng.

Để đạt được điều đó, website của bạn cần được hiển thị trong danh sách các kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google khi người dùng nhập từ khóa liên quan, cụ thể hơn là bạn phải chi tiền để quảng cáo trên công cụ tìm kiếm này. 

Từ khóa tìm kiếm sẽ giúp đưa khách hàng B2B tiềm năng đến với doanh nghiệp của bạn

Nghe qua đơn giản nhưng thực chất thì việc quảng cáo trên Google khá cam go, đặc biệt là trong ngành nghề kinh doanh có tính cạnh tranh cao và liên quan đến các từ khóa tìm kiếm nhất định, có giá cost per click (CPC) không hề rẻ. Chính những từ khóa tìm kiếm mà bạn chọn sẽ cho ra những kết quả và chi phí khác nhau.

Đó là chưa kể đến tính dài lâu của quy trình mua hàng B2B và hiệu quả của việc chạy quảng cáo ra sao đối với công việc kinh doanh của bạn.

Trở ngại thường gặp từ việc quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm là việc bạn phải trả phí CPC đắt đỏ nhưng lợi nhuận thu lại (ROI) thấp.  Đừng để thử thách làm cho doanh nghiệp của bạn chùn bước, vẫn còn nhiều thủ thuật để giúp tăng hiệu quả cho chiến lược quảng cáo có sử dụng PPC của bạn.


Phễu quá trình mua hàng B2B Marketing

Tại bài viết trước đây, chúng tôi có đề cập đến phễu mua hàng của khách B2B và cách để thiết kế chiến dịch marketing theo từng bước. Giờ đây, chúng ta sẽ tận dụng nó thêm một lần nữa để tìm ra các cụm từ khóa tìm kiếm phù hợp cho chiến dịch quảng cáo của bạn. Các từ khóa này sẽ liên quan đến những câu hỏi, những thông tin mà khách hàng B2B đang kiếm tìm trong quy trình mua hàng.

Khi cân nhắc các từ khóa tìm kiếm liên quan đến chiến dịch marketing, điều quan trọng là chúng phải giúp bạn tiếp cận và giữ chân khách hàng kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc của hành trình của phễu mua hàng.

Điều này chỉ có thể thực hiện được khi bạn chọn đúng những từ khóa hiệu quả cao.


Lựa chọn từ khóa tìm kiếm cho B2B Marketing

B2B Marketing đã khá thịnh hành với nhiều doanh nghiệp, vì vậy có rất nhiều ví dụ điển hình để bạn tìm hiểu thêm và thu thập thông tin từ chúng. Nếu chỉ mới bắt đầu thực hiện việc thiết lập từ khóa tìm kiếm, bạn nên dành thời gian để thăm dò cách hoạt động của các doanh nghiệp và đối thủ khác trong cùng ngành để tìm ra các cụm từ khóa thông dụng mà họ sử dụng để lựa chọn và áp dụng.


Thiết lập danh sách từ khóa tìm kiếm

Hãy bắt đầu bằng việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu. Bạn cần có các đặc điểm cụ thể của những đối tượng này, bao gồm những nhu cầu, hành vi và những trở ngại mà họ có thể khắc phục bằng sản phẩm của bạn. Đây cũng là những thông tin mà chắc hẳn nhiều doanh nghiệp đã có sẵn.

Sau quy trình trên, bạn đã có thể dùng qua công cụ thiết lập từ khóa như Google Keyword Planner để tham khảo thông tin hữu ích về mật độ, mức cạnh tranh và những từ khóa liên quan mà Google giới thiệu qua

từ khóa tìm kiếm liên quan đến giày
Khi chọn từ khóa “giày”, Google sẽ hiển thị các gợi ý các từ khóa có liên quan

Ngoài Google Keyword Planner, bạn cũng có thể thử qua các ứng dụng tương tự từ những cái tên như là SEMRush, Moz, KW, KWFinder, v.v…


Điều chỉnh và hoàn thiện danh sách từ khóa tìm kiếm

Khi bạn đã có được danh sách từ khóa mà bạn thấy ưng ý, bạn có thể làm một vài điều sau trước hoặc sau khi tiến hành chạy chiến dịch marketing B2B trong một thời gian cụ thể để kiểm tra và khắc phục việc lãng phí số tiền CPC của mình.


Dùng negative keywords (từ khóa phủ định): Danh sách negative keywords có thể xem như một danh sách đen để ngăn việc hiển thị quảng cáo cho các tìm kiếm chứa từ khóa không phù hợp. Công đoạn này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí CPC cho những lượt truy cập không liên quan hoặc không tạo nên lead. Ví dụ: Nếu bạn cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, các negative keywords của bạn có thể là “lưu trữ iphone” hoặc “backup office 365”.

Một số negative keywords phổ biến mà bạn cũng có thể cho vào danh sách chặn là các tìm kiếm về “việc làm”, “tuyển dụng”, “là gì”, v.v…

công cụ thiết lập danh sách negative keyword
Thêm negative keywords để hạn chế việc trả phí CPC cho các click không chất lượng

Bạn cũng có thể thêm tên của các đối thủ cạnh tranh vào danh sách negative keywords. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng chiến thuật “giật mối” song song với các quảng cáo bình thường bằng cách hiển thị quảng cáo của họ khi người dùng tìm kiếm sản phẩm của công ty đối thủ, nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến sự chọn lựa của khách B2B.


Kiểm tra danh sách cụm từ khóa tìm kiếm (search terms): Để cập nhập tình trạng tìm kiếm và hiển thị quảng cáo, bạn cũng có thể xem qua danh sách “Search terms” để kiểm tra xem các từ khóa nào làm hiển thị quảng cáo của bạn, bao gồm cả những từ khóa không nằm trong danh sách từ khóa của bạn. Qua đó, bạn có thể thêm một số từ khóa phù hợp và chặn các từ khóa không tương thích từ danh sách này.

Các cụm từ tìm kiếm từ người dùng
Danh sách từ khóa tiềm kiếm Search Terms giúp bạn biết được quảng cáo của mình đã được hiển thị khi người dùng nhập từ cụm từ khóa gì

Tạo trang landing page để thu về lead B2B

Sau khi dành nhiều thời gian cho bước thiết lập từ khóa, việc tiếp theo là để khách hàng tiềm năng truy cập vào trang landing page của bạn rồi thực hiện các bước để trở thành một trong những khách hàng thực sự.

Dù sao đi nữa thì kết quả của mọi công đoạn chạy quảng cáo là đều để tạo nên lead. Một khi khách hàng đã truy cập vào trang landing page của bạn, hành động được mong chờ tiếp theo sẽ là việc các khách hàng tiềm năng sẽ liên hệ với bạn để hỏi thêm thông tin sản phẩm, dịch vụ cũng như nhu cầu từ phía họ. Trong B2B, đây thường là công việc điền mẫu thông tin hoặc gọi đến số của bộ phận sales, CSKH, v.v..

Doanh nghiệp B2B cần có một trang landing page với nội dung liên quan đến sản phẩm và dịch vụ kinh doanh mà khách hàng đang tìm kiếm, bao gồm những thông tin giới thiệu, các ưu điểm và lợi ích cũng như lời kêu gọi call-to-action (CTA), đường link dẫn, v.v.. tất cả gói gọn trong giao diện được thiết kế để tối ưu hóa khả năng biến những khách truy cập này trở thành khách hàng tiềm năng 


Xây dựng mục tiêu và thiết lập tracking (công cụ theo dõi)

Trong khâu thiết lập, bạn cần xác định một mục tiêu trọng tâm của chiến dịch marketing B2B để dẫn lỗi cho việc thực hiện các công việc thiết lập và điều chỉnh ngân sách cho từng chiến dịch sao cho hiệu quả nhất.

Ngoài mục tiêu trọng tâm, bạn cũng có thể theo dõi các hành động của người truy cập trên trang landing page của bạn để đáp ứng các mục tiêu marketing b2b khác như là lượt mua hàng, lượt điền mẫu thông tin, cuộc gọi, lượt đăng ký nhận mail, lượt xem video, v.v..

Công cụ phổ biến nhất để kiểm soát các mục tiêu marketing B2B là Google Analytics, giúp doanh nghiệp có thể thiết lập mục tiêu mong muốn và nhúng mã tag để theo dõi hành động trong phần lập trình của website.


Xác định mục tiêu

Thử thách của việc marketing B2B để thu hút lead là làm sao để có được lead chất lượng và đúng đối tượng mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Do mức giá CPC dao động giữa các từ khóa khác nhau. Để tiết kiệm ngân sách ở mức tốt nhất, bạn có thể xem qua một số cách dưới đây để giảm thiểu lượng truy cập không đáng có.


Xác định theo vị trí địa lý – dù bán sản phẩm cho đối tượng trong nước hoặc quốc tế thì bạn cũng nên thực hiện khoanh vùng để hiển thị quảng cáo nhiều hơn ở những vị trí có lượng truy cập đông đảo và nhiều lead. Ngược lại, bạn cũng có thể loại bỏ bớt các vị trí mà gần như không có lượng truy cập hoặc cho kết quả không như mong muốn. Ví dụ: Các nhà quảng cáo thường sẽ chia số tiền lớn để hiển thị ở những thành phố đông dân như Hà Nội, Hồ Chí Minh hơn là ở các tỉnh thành khách.


Thiết lập khung giờ chạy quảng cáo – bạn có thể thiết lập để quảng cáo của mình hiển thị trong những khung giờ nhất định, những thời điểm trong ngày hoặc trong tuần mà bạn cho rằng đó là lúc có nhiều người dùng tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của bạn hơn. Đối với B2B, do khách hàng là các doanh nghiệp, bạn có thể thiếp lập để quảng cáo của mình chỉ chạy duy nhất trong khung giờ hành chính và tránh các ngày cuối tuần.


Sử dụng tính năng smart bidding – Tính năng smart biding của Google là một trong những ứng dụng của nguồn dữ liệu đồ sộ của Google, đóng vai trò như một trợ lý để giúp bạn tự động điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch bằng cách xác định mức tiền mà bạn nên chi trả từng các chiến dịch marketing B2B mà bạn đang chạy, hiển thị ad trong những khu giờ và cho những đối tượng mà hệ thống thông minh của Google cho là phù hợp nhất.


Kết luận:

Thiết lập chiến dịch marketing B2B thật sự không dễ dàng và cần đến nhiều thời gian cũng như chất xám. Tuy nhiên các công cụ hỗ trợ của Google chắc chắn sẽ giúp bạn bớt phần nào gánh nặng của việc xây dựng và quản lý chiến lược hiệu quả

Một chiến lược B2B marketing hiệu quả và có nhiều cơ hội thành công sẽ cần có mục tiêu được xác định rõ ràng để lấy làm căn cứ cho các bước trong quy trình thiết lập. Việc kiểm tra và theo dõi thường xuyên cũng là điều không thể thiếu.

Bạn cũng nên nhớ rằng việc chi trả cho quảng cáo cũng chỉ là một trong nhiều thao tác của một chiến dịch digital marketing. Hãy tích hợp công việc chạy quảng cáo với mảng content ấn tượng, thông điệp thương hiệu cuốn hút cùng dịch vụ khách hàng niềm nở để đạt được mục tiêu chung cho B2B marketing.


Bạn đang cần tìm một digital agency uy tín, nhiều kinh nghiệm về online marketing cho sản phẩm hoặc dự án của mình? Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn!